Thói quen sống sạch sẽ từ lâu đã ăn sâu vào tim của người Nhật Bản. Thế nhưng bạn đã từng hỏi vì sao họ có thể rèn luyện được điều này chưa? Phải chăng trong quá khứ, đất nước mặt trời mọc vẫn luôn sạch sẽ như vậy?

Nhật Bản trong quá khứ cũng không hề sạch sẽ như chúng ta thấy.

Trong những năm 1960, Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển kinh tế “thần tốc” nhưng do đó cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Vào thời điểm đó, đường phố ở Tokyo tràn ngập khí thải của nhà máy và xe hơi, đến mức vào ban ngày cũng không thể nhìn thấy rõ núi Phú Sĩ.

Người khạc nhổ và vứt rác trên đường phố ở khắp mọi nơi, nhà vệ sinh công cộng chính là nơi bẩn thỉu nhất.

Nhà phê bình giáo dục Nhật Bản, Osamu Takahashi, đã thể hiện mặt không mấy tốt đẹp này vào cuốn Người Nhật xấu xí (tạm dịch).

Đến năm 1964, sự thay đổi này bắt đầu tại Thế vận hội Tokyo, để gây ấn tượng tốt với người nước ngoài, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một chiến dịch quảng bá sự sạch đẹp và an toàn vệ sinh quy mô lớn.

Các gia đình ở Tokyo đã được phát sổ tay tuyên truyền và nhiều nhóm tình nguyện tự phát ra đường để dọn dẹp.

Cũng tại thời điểm này, các thùng rác được lắp đặt lần đầu tiên trên đường phố Nhật Bản.

Đồng thời, người Nhật đã xây dựng lại hệ thống giáo dục đạo đức cho công dân, đặc biệt là cho thế hệ tiếp theo.

Bắt đầu từ tháng 12/1962, ngày 10 hàng tháng trở thành “Ngày làm đẹp thủ đô”.

 

Trong mắt người Nhật, rất nhiều loại rác thực sự là kho báu. Tại Nhật Bản, 3R (Reduce, Reuse và Recycle) bao gồm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, là 3 phương châm hàng đầu trong việc xử lý chất thải.

Người Nhật Bản với thói quen phân loại rác vô cùng chi tiết

Chỉ riêng ở Tokyo, các phương pháp phân loại rác khác nhau ở các quận. Một số nơi thậm chí còn được chia thành hơn 20 loại…

Nhưng về cơ bản, rác được chia thành 4 loại chính: Rác dễ cháy, rác không cháy, rác tài nguyên và rác thô to.

Dưới mỗi loại lớn có rất nhiều loại nhỏ.

Rác dễ cháy: rác thải nhà bếp, da cao su…

Rác không cháy: kim loại, thủy tinh, gốm sứ, pin…

Rác tài nguyên: lon thực phẩm, chai thủy tinh, chai nhựa, giấy thải…

Rác thô to: thiết bị gia dụng lớn, đồ nội thất…

Việc phân loại rác ở thành phố Utsunomiya thậm chí còn tỉ mỉ đến xác động vật, két sắt chống cháy và phân…

Loại rác thô thường phải thu phí xử lý rất đắt. Ví dụ, khi mua một chiếc xe hơi, bạn phải trả 20.000 yên (hơn 3,3 triệu đồng) cho vé rác.

Các loại chai lọ phải rửa sạch đến sáng bóng mới có thể ném bỏ. Cho nên, sống ở Nhật Bản, trước khi mua sơn móng tay, kem trang điểm… bạn phải suy nghĩ rất nhiều.

Ở Nhật Bản, các loại rác khác nhau phải được đóng gói trong một túi rác cụ thể trước khi chúng được dọn đi.

Những túi rác này chỉ có thể được mua tạic siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi do chính quyền địa phương chỉ định.

Ở Nhật Bản, các loại rác khác nhau có ngày thu gom rác riêng.

Cho nên mỗi ngày chỉ có thể đến địa điểm được chỉ định, đổ rác quy định trong ngày…

Rác tài nguyên: Thứ Tư.

Rác dễ cháy: Thứ Ba và Thứ Sáu.

Rác không cháy: Thứ Năm.

Rác lớn, cồng kềnh: Vui lòng gọi số điện thoại trên hướng dẫn.

Nếu bỏ lỡ thời gian thu gom rác thì phải để lần sau

Thị trấn Kamikatsu ở đảo Shikoku của Nhật Bản là một ví dụ điển hình về việckhông có rác thải”. Người dân thị trấn đã bắt tay thực hiện kế hoạch “không rác” từ năm 2003, dần dần khám phá các phương pháp tái chế rác khác nhau, tỷ lệ tái chế hiện đã đạt 81%.

                         

Trước tình trạng mỗi ngày hàng chục nghìn tấn rác thải gây sức ép với môi trường, rất cần mỗi người dân, quốc gia chung tay xử lý rác thải góp phần xây dựng không gian sống xanh, sạch đẹp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên Hệ