Hiện nay, xuất khẩu lao động Nhật Bản theo diện “kỹ sư” không còn là vấn đề xa lạ đối với mọi người. Ngành nghề tham gia được đơn hàng Kỹ sư Nhật Bản cũng rất đa dạng, phong phú. Vậy những ngành nghề đó là ngành gì. Hãy cùng Vitech tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Khối ngành kỹ thuật
Kỹ thuật là ngành có sự phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Có thể nói kỹ thuật chính là nền tảng phát triển của cả một quốc gia. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng đối với nhóm ngành kỹ thuật luôn ở mức cao và không có dấu hiệu suy giảm.
Sau đây là các ngành thuộc khối ngành kỹ thuật:
- Nhóm ngành điện tử: Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật điện tử – viễn thông
- Nhóm ngành CN-TT: Công nghệ thông tin; Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Kỹ thuật dữ liệu;
- Nhóm ngành kỹ thuật sản xuất: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật Y sinh; Công nghệ chế tạo máy;
- Ngành công nghệ Robot và trí tuệ nhân tạo;
- Nhóm ngành cơ khí: Công nghệ, kỹ thuật cơ – điện tử; Công nghệ cơ khí;
- Kỹ thuật công nghiệp;
- Kỹ thuật gỗ và nội thất;
- Kỹ thuật xây dựng: Kỹ thuật công trình xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;
- Công nghệ Ô tô;
- Công nghệ nhiệt lạnh;
- Công nghệ may;
- Kỹ thuật Dệt;
- Công nghệ thực phẩm;
- Công nghệ sinh học;
- Công nghệ kỹ thuật in.
Khối ngành khoa học:
- Công nghệ sinh học;
- Vật lý học;
- Hóa học;
- Khoa học vật liệu;
- Địa chất học;
- Hải dương học;
- Khoa học môi trường;
- Toán học;
- Khoa học máy tính.
Khối ngành Nông lâm thủy sản:
- Công nghệ chế biến thuỷ sản;
- Công nghệ chế biến lâm sản;
- Chăn nuôi;
- Nông học;
- Bảo vệ thực vật;
- Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan;
- Kinh doanh nông nghiệp;
- Phát triển nông thôn;
- Lâm học;
- Quản lý tài nguyên rừng;
- Nuôi trồng thuỷ sản;
- Thú y.
Về mặt bản chất thì điều kiện tiên quyết để đi lao động diện kỹ sư là người lao động phải tốt nghiệp tối thiểu từ Cao đẳng chính quy trở lên. Nhưng không phải ngành nào cũng có thể đi được theo diện kỹ sư. Trên đây là một số thông tin ad chia sẻ để bạn đọc làm tư liệu tham khảo nhé.